Chính phủ Quy định mới về quản lý hoạt động đường thủy nội địa

        Ngày 28/01/2021 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa. Theo đó, Nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; quản lý hoạt động của phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động đường thủy nội địa.
       1. Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP về bảo đảm an toàn trong các trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa, các trường hợp hạn chế giao thông gồm: Có vật chướng ngại trên luồng gây cản trở giao thông; Thi công công trình trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải mà xuất hiện tình huống gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; Công trình trên đường thủy nội địa làm hạn chế chuẩn tắc luồng đã được công bố; Hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; Hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh; Hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề.
       2. Tại Điều 47 Nghị định này, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ để bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định đối với cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu; Bố trí nhân sự quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường cảng, bến; Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý theo yêu cầu trong hồ sơ được duyệt; lưu giữ số liệu quan trắc để phục vụ kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải; Thu gom, phân loại, lưu giữ các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến để xử lý hoặc thuê tổ chức có chức năng xử lý chất thải để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định; Bố trí phương tiện, dụng cụ, thiết bị tại cảng, bến để tiếp nhận chất thải rắn thông thường từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ; niêm yết, cung cấp danh sách tổ chức có chức năng xử lý chất thải nguy hại để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ; Giảm thiểu bụi và hạn chế tiếng ồn, độ rung gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động; Bố trí cách ly và bảo đảm khoảng cách an toàn trong tiếp nhận, lưu kho hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa dễ cháy nổ theo quy định.
       3. Bên cạnh đó, phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về quy định bảo vệ môi trường,… 
       Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2021./.

Linh Phương 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 






Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 22
  • Trong tuần: 509
  • Tất cả: 1809722